8 CÁCH ĐIỀU KHIỂN CHIẾU SÁNG THÔNG MINH TRONG NHÀ THÔNG MINH

Giải pháp chiếu sáng trong nhà thông minh chưa bao giờ dễ dàng đến thế!

Trước đây thì chiếu sáng trong nhà bạn chỉ có thể bật/ tắt qua công tắc một cách bình thường. Nhưng bây giờ, bạn hãy thay đổi ngay suy nghĩ đó, vì với nhà thông minh, hệ thống chiếu sáng nhà bạn có tới 8 hình thức điều khiển đó nha…!

Với tất cả các ngôi nhà hiện nay, chiếu sáng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính kinh tế và thẩm mĩ của ngôi nhà. Giải pháp chiếu sáng thông minh không chỉ mang đến sự tinh tế, tiết kiệm mà còn mang đến sự tiện lợi cho gia chủ.

Việc chúng ta chạy khắp mọi nơi trong ngôi nhà của mình chỉ để bật tắt các thiết bị chiếu sáng gây ra rất nhiều sự phiền toái và khó khăn cho người sử dụng, nhất là trẻ nhỏ và người già. Vậy nên Nhà thông minh Lumi sẽ giúp bạn với 8 Hình thức điều khiển chiếu sáng sau đây, các bạn cùng Phú Thái tìm hiểu qua video dưới nhé:

Xem thêm nhiều video tại: SMARTHOME PHÚ THÁI

1. CHIẾU SÁNG THÔNG MINH- Điều khiển bật/ tắt qua công tắc

Đây là hình thức cơ bản nhất, hình thức này áp dụng cho mọi khu vực cần được chiếu sáng trong ngôi nhà nhằm đảm bảo người sử dụng có thể điều khiển trực tiếp ánh sáng từng khu vực khi có nhu cầu. Hay đơn giản là nhà bạn có người lớn và trẻ nhỏ không thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính bảng,… thì đây là hình thức điều khiển đơn giản nhất và dễ dàng nhất cho họ.

Công tắc Lumi sang trọng và tinh tế

Xem thêm Công tắc thông minh Lumi tại đây!

Mặc dù hình thức này không có sự “Tự động hóa” nhưng nó vẫn đảm bảo rằng bạn sẽ luôn kiểm soát được trạng thái thiết bị trong ngôi nhà mình. Khi người nhà bạn điều khiển trực tiếp tại công tắc, trạng thái thiết bị cũng sẽ thay đổi ngay trên điện thoại của bạn giúp bạn dễ dàng kiểm soát và điều khiển thiết bị.

2. Điều khiển bật/ tắt qua điện thoại

Ngoài việc điều khiển trực tiếp tại công tắc thì nhà thông minh cho phép bạn điều khiển chiếu sáng ngay trên điện thoại của bạn mọi lúc mọi nơi chỉ cần điện thoại bạn có internet.

Điều khiển chiếu sáng trong nhà thông minh dễ dàng hơn qua điện thoại

Chỉ với một chiếc smartphone trong tay, bạn có thể kiểm tra trạng thái bật/ tắt của các loại đèn trong nhà và bật/ tắt chỉ với một nút chạm.

3. Hẹn giờ bật/ tắt chiếu sáng trong Nhà thông minh

Chức năng cài đặt, lên lịch bật đèn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và khắc phục tình trạng quên tắt đèn sau khi sử dụng. Tất nhiên, khi đã lên giường đi ngủ, bạn vẫn có thể kiểm tra trạng thái hệ thống đèn và tắt đèn trên smartphone, nhưng nếu gia đình bạn có một số thói quen nhất định, việc hẹn giờ để đèn hoạt động khớp với thời gian biểu của bạn cũng là một cách giúp cuộc sống của bạn tiện nghi và dễ dàng hơn.

Ví dụ, nếu nhà bạn được tận dụng để kinh doanh mặt hàng/ dịch vụ nào đó, bạn có thể cài đặt đèn trong biển hiệu sẽ tự động sáng từ 18h00 – 23h00, và tắt vào các thời gian còn lại.

Hay việc bạn thường xuyên đi ngủ vào 23h và dậy vào 6h, hệ thống sẽ tự động bật đèn ngủ vào 23h và tắt đèn vào 6h sáng mỗi ngày.

4. Tự động hóa trong Nhà thông minh

Với hình thức tự động hóa này, hệ thống đèn cầu thang, hành lang, sân vườn, WC… sẽ tự động sáng khi có sự chuyển động vào vùng cảm biến và tắt khi không có sự chuyển động.

Ví dụ tại khu vực cầu thang, vào buổi tối nếu có người lên/ xuống cầu thang thì đèn sẽ sáng. Nhưng ngược lại vào ban ngày, nếu có người lên/ xuống cầu thang thì đèn sẽ không sáng vì khu vực cầu thang lúc này đã đủ ánh sáng từ bên ngoài rồi, giúp chủ nhà tiết kiệm điện năng.

Hoặc tại khu vực WC, hệ thống đèn sẽ tự động sáng đèn khi có chuyển động và tắt đèn khi bạn không sử dụng nữa. Giúp bạn không cần phải mò tìm công tắc để bật đèn vào mỗi buổi tối.

Hay chỉ đơn giản với cảm biến cửa, khi bạn mở cửa, đèn sẽ tự động sáng lên.

Ngoài ra, hình thức Tự động hóa còn được sử dụng cho hệ thống an ninh. Ngay tại sân trước của bạn, nếu ban đêm có người đột nhập và vào vùng cảm biến, cảm biến sẽ nhận diện và bật sáng đèn khu vực sân để “hù dọa” tên trộm, kèm theo đó là các thiết bị an ninh như chuông báo động, còi hú, camera,… sẽ hoạt động song song, đồng thời gửi cảnh báo về cho điện thoại của bạn.

Xem thêm các loại cảm biến của Lumi tại đây!

5. Điều khiển nhiệt độ màu của đèn

Đối với nhà thông minh Lumi, bạn hoàn toàn có thể điều khiển nhiệt độ màu của đèn từ 2700K – 6500K. Với việc điều chỉnh nhiệt độ màu phù hợp với nhịp sinh học của mình sẽ giúp thúc đẩy cơ thể con người sản sinh các hormone giúp lập trình cho cơ thể trạng thái làm việc, tập trung, nghỉ ngơi… Nhờ thế, con người sẽ sinh hoạt, học tập, làm việc… trong môi trường ánh sáng chất lượng tránh những nguy cơ về sức khỏe như trầm cảm và rối loạn tâm thần, bệnh tim mạch, suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, các vấn đề sinh sản… Đây là các vấn đề bệnh lý liên quan đến sự rối loạn nhịp sinh học đã được y học chứng minh.

Ví dụ lúc thức dậy vào buổi sáng thì đèn sẽ bật ánh sáng Vàng (2700K), tạo sự nhẹ nhàng, thư giãn cho đôi mắt của bạn. Và khi bạn làm việc, lúc đó sẽ cần ánh sáng Trắng (6500K) để tạo sự tập trung cao độ, hiệu quả làm việc tăng cao. Ngoài ra, những lúc nghỉ trưa hay đọc sách thì cơ thể bạn cần nguồn ánh sáng Ấm (3500K) để tạo sự thoải mái và thư giãn cho đôi mắt của bạn.

6. Điều khiển cường độ sáng của đèn

Tăng hoặc giảm cường độ ánh sáng đèn là hình thức điều khiển được nhiều người dùng ưa chuộng. Việc có thể chủ động điều chỉnh cường độ ánh sáng đèn giúp người dùng có được ánh sáng linh hoạt phù hợp với sự kiện hoặc công việc tại từng thời điểm cụ thể.

Ảnh hưởng của ánh sáng lên cơ thể người

Cũng giống như việc điều khiển nhiệt độ màu của đèn, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh cường độ sáng của đèn từ 0% đến 100%. Việc điều chỉnh cường độ sáng kết hợp với nhiệt độ màu của đèn phù hợp với nhịp sinh học cũng giúp giảm thiểu tối đa các vấn đề bệnh lý liên quan đến sự rối loạn nhịp sinh học

Ví dụ vào ban ngày vì đã đủ ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài bạn chỉ cần cường độ sáng 70%, hay những lúc đọc sách bạn sẽ cần cường độ sáng 100% tăng thêm sự tập trung.

Hay tại bàn ăn bạn sử dụng một lộ đèn thả. Vào thời điểm ăn tối, bạn có thể tăng cường độ ánh sáng tới 90% nhưng vào lúc đêm khuya, bạn lại có thể giảm cường độ ánh sáng xuống 50% tại khu vực bàn ăn để phù hợp với một tách trà và một chiếc laptop làm việc đêm khuya.

7. Điều khiển màu sắc

Hình thức này cho bạn một không gian sống sinh động, một bữa tiệc sinh nhật ấn tượng với gam màu hồng và ánh đèn vàng cho bữa tối lãng mạn. Ánh sáng trong nhà sẽ đổi sang màu sắc như bạn mong muốn chỉ với một chạm trên điện thoại.

8. Điều khiển theo “kịch bản” chiếu sáng trong nhà thông minh

Đây có thể coi là một tính năng “ghi điểm” lớn nhất khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong nhà. chúng ta có thể kết hợp nhiều thiết bị để tạo nên những kịch bản tiện ích không giới hạn. Chẳng hạn, khi bạn nhấn kịch bản “ĂN TỐI”, đèn bàn ăn sẽ sáng 100%, đèn bếp sáng 50%, đèn của các khu vực khác trong nhà đồng thời tắt. Hoặc khi bạn nhấn phím “ĐI NGỦ” thì toàn bộ hệ thống đèn trong nhà sẽ tắt, đèn ngủ bật sáng với mức độ sáng 30%. Hoặc kịch bản “RA NGOÀI” thì toàn bộ đèn trong nhà sẽ tắt.

Việc sử dụng chế độ điều khiển “ngữ cảnh” sẽ giúp tiết kiệm thời gian điều khiển đơn lẻ từng lộ đèn, tạo ra những hoạt cảnh thú vị và tiện ích trong cuộc sống. Hầu hết hệ thống chiếu sáng đều có kết hợp điều khiển ngữ cảnh, nếu không, điều khiển chiếu sáng sẽ không còn được coi là “thông minh” nữa.

Điều khiển kịch bản trên App Lumi Life

Như đã nói ở trên, ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các bầu không khí đặc thù cho từng hoạt động. Bạn sẽ không thể tận hưởng trọn vẹn một bộ phim lãng mạn bên cạnh người yêu trong một không gian sáng bừng ánh sáng trắng, cũng không thể tỉnh táo cao độ trong một không gian ru ngủ với ánh sáng màu vàng ấm áp bao phủ xung quanh.

Thật may mắn là chúng ta có thể giải quyết vấn đề này bằng chính Smartphone của mình. Thực tế là không có quy định cứng nhắc nào về việc ánh sáng phải được điều khiển như thế nào. Tất cả đều phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng miễn là họ cảm thấy thoải mái trong ngôi nhà của mình.

Sau bài viết này chắc hẳn bạn đã nắm rõ những lợi ích cũng như những tính năng vượt trội của hệ thống chiếu sáng thông minh so với hệ thống chiếu sáng thông thường. Vậy thay vì nói “Tôi muốn lắp đèn chiếu sáng”, bạn hãy nói “Tôi muốn lắp hệ thống chiếu sáng thông minh” để nâng cao giá trị của căn nhà, nâng cao lợi ích cho gia đình bạn.

Liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 0908 680 247 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!

return to top
icon-messenger
icon-zalo
icon-call