QUY TRÌNH THIẾT KẾ NHÀ THÔNG MINH VÀ THI CÔNG HOÀN THIỆN

Để có một ngôi nhà thông minh hoàn hảo, bạn cần phải nắm rõ những giai đoạn khi thi công để theo dõi và kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh. Khi thiết kế nhà thông minh và thi công nhà thông minh sẽ có 3 giai đoạn chủ yếu: Thiết kế, thi công và hoàn thiện. Cùng tìm hiểu 3 giai đoạn này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thiết kế nhà thông minh cho nhà chưa xây dựng

Ở giai đoạn này, bạn có thể tìm hiểu và lên ý tưởng lắp đặt bất kỳ loại công nghệ nhà thông minh nào cũng được, và bạn muốn tiện nghi bao nhiêu thì hãy lựa chọn nhiều giải pháp tương ứng.

Bước 1: Lựa chọn công nghệ nhà thông minh

Công nghệ nhà thông minh không dây

Trên thị trường hiện nay có 2 loại công nghệ nhà thông minh thường được sử dụng: nhà thông minh có dây và nhà thông minh không dây.

Nhà thông minh có dây sẽ sử dụng dây mạng để kết nối các thiết bị, còn nhà thông minh không dây sẽ sử dụng sóng (Wifi, zigbee, z-wave, bluetooth,…) để kết nối các thiết bị.

Mỗi loại công nghệ đều có những ưu nhược điểm khác nhau mà Smarthome Phú Thái đã phân tích trong bài viết này: “Sự khác nhau giữa hệ thống nhà thông minh không dây và có dây“. Bạn có thể tìm hiểu trước để dễ dàng đưa ra sự lựa chọn trước khi thiết kế nhà thông minh cho ngôi nhà của mình nhé.

Bước 2: Lựa chọn giải pháp nhà thông minh

Giải pháp nhà thông minh

Bước tiếp theo bạn có thể tự do lựa chọn những giải pháp nhà thông minh mà gia đình cần hoặc phù hợp với nhu cầu của bản thân. Ví dụ như:

Giải pháp chiếu sáng thông minh

An ninh báo động thông minh

Điều khiển điều hòa – tivi thông minh

Giải pháp tưới tiêu tự động

Rèm cửa thông minh

Bật/ tắt bình nóng lạnh thông minh

Giải pháp âm thanh đa vùng

Đèn LED 16 triệu màu

Cửa cổng/ cửa cuốn thông minh

Giải pháp kiểm soát môi trường

Bước 3: Lựa chọn thương hiệu nhà thông minh

Tiếp sau đó, bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn thương hiệu nhà thông minh có các giải pháp mà bạn mong muốn. Mỗi thương hiệu sẽ có những tính năng cũng như những đặc trưng riêng. Bạn hãy lựa chọn thương hiệu có hệ thống bảo mật tốt, đáp ứng được mọi nhu cầu giải pháp mà bạn mong muốn. Đồng thời, hãy xem xét hệ thống, cách sử dụng và giao diện hoạt động của nhà thông minh đó, có phù hợp với bạn hay không, có dễ sử dụng hay không… để bạn có được trải nghiệm tốt nhất khi thiết kế lắp đặt nhà thông minh.

Bước 4: Lựa chọn đơn vị thi công

Thi công, thiết kế nhà thông minh uy tín tại Smarthome Phú Thái

Một số thương hiệu nhà thông minh có chính sách thi công trực tiếp cho khách hàng cuối, một số khác như Nhà thông minh Lumi lại không trực tiếp thi công cho khách hàng cuối, mà sẽ chuyển cho các nhà phân phối trực tiếp thi công cho khách hàng. Do đó, bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị thi công uy tín và chính hãng (được công bố trên website chính thức của hãng) để hoàn thiện ngôi nhà thông minh cho mình.

Bước 5: Thiết kế bản vẽ nhà thông minh

Bản vẽ nhà thông minh

Để thực hiện bước này, bạn cần hợp tác với đơn vị thi công smarthome, đơn vị thiết kế và đơn vị điện nước. Việc này giúp bạn dễ hình dung ra bị trí lắp đặt thiết bị, có phù hợp và thuận tiện cho bạn khi sử dụng hay không. Đồng thời, nhờ vào đó bạn sẽ nắm được số lượng thiết bị cụ thể, từ đó ước lượng được chi phí đầu tư cho ngôi nhà thông minh của mình.

Bước 6: Thi công nhà thông minh

Ở bước này, đơn vị thi công nhà thông minh sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị theo vị trí đã được bố trí trên bản vẽ thiết kế nhà thông minh.

Bước 7: Cầu hình và hướng dẫn sử dụng

Lắp đặt nhà thông minh

Bước cuối cùng là cấu hình trên thiết bị và trên điện thoại của bạn. Khi tất cả các thiết bị đã được lắp đặt và hoạt động ổn định, các kỹ thuật viên sẽ lập trình và cấu hình nhà thông minh theo ý muốn của bạn. Sau đó sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng để bạn có thể kiểm tra và sử dụng thử, điều khiển ngôi nhà từ xa qua điện thoại của mình.

2. Thiết kế nhà thông minh cho nhà đang thi công và đi dây điện

Nếu nhà của bạn đang ở giai đoạn này, bạn sẽ không thể lựa chọn được công nghệ nhà thông minh mong muốn nữa. Chỉ có công nghệ nhà thông minh không dây (Wifi, zigbee, bluetooth…) mới có thể đáp ứng được. Vì thông thường những ngôi nhà đang ở giai đoạn này đã hoàn thiện việc kéo dây và đế âm phổ thông rồi. Do đó, bạn không thể nào lắp nhà thông minh có dây được.

Bên cạnh đó, giải pháp bạn có thể lựa chọn cũng sẽ bị hạn chế một ít, tuy nhiên cũng không đáng kể. Theo kinh nghiệm của Smarthome Phú Thái, khi nhà bạn đã đến giai đoạn này, những giải pháp sau sẽ phù hợp với bạn hơn:

Giải pháp chiếu sáng thông minh

An ninh báo động thông minh

Điều khiển điều hòa – tivi thông minh

Bật/ tắt bình nóng lạnh thông minh

Giải pháp âm thanh đa vùng

Cửa cổng tay đòn thông minh/ cửa cuốn thông minh

Giải pháp kiểm soát môi trường

3. Thiết kế nhà thông minh cho nhà đã hoàn thiện và đang sử dụng

Ở giai đoạn này, chỉ có công nghệ nhà thông minh không dây là thích hợp dành cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ có thể lắp đặt được tại một số vị trí, một số có thể sẽ không thay đổi được hoặc sẽ phải đục tường. Điều này sẽ khiến cho giải pháp không còn toàn diện và không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Smarthome Phú Thái, có một số ngôi nhà đang sử dụng vẫn có thể lắp đặt nhà thông minh Lumi mà không cần phải đục tường hay ảnh hưởng tới hạ tầng điện. Để biết được ngôi nhà bạn có thể lắp đặt được hay không, Phú Thái cần phải được khảo sát, sau đó mới có thể đưa ra kết luận cho bạn.

Tốt nhất Smarthome Phú Thái khuyên bạn, nên liên hệ với đơn vị thiết kế nhà thông minh như Phú Thái, để được tư vấn kỹ hơn và có những lựa chọn phù hợp nhất cho ngôi nhà thông minh của mình nhé.

Liên hệ với Smarthome Phú Thái qua số HOTLINE 0908 680 247 để nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn trong tháng này nhé.

return to top
icon-messenger
icon-zalo
icon-call